A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên đề bài học STEM, giáo dục lịch sử địa phương

CHUYÊN ĐỀ

Với mục đích bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên cấp tiểu học, ngày 2/3/2024, Trường Tiểu học Thọ Xuân tổ chức sinh hoạt chuyên đề về dạy học nội dung Giáo dục địa phương và Bài học Stem lớp 2, 3 tại khuôn viên trường thuộc xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Buổi chuyên đề có sự tham dự và trao đổi chuyên môn của cô Lê Hải Yến – Hiệu trưởng nhà trường; cô Nguyễn Thị Thường – Phó Hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo công tác tại trường.

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC STEM LỚP 2, 3

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Ở cấp tiểu học, nội dung Giáo dục địa phương (GDĐP) được tích hợp trong giảng dạy Hoạt động trải nghiệm và các môn học khác. GDĐP là một nội dung giúp học sinh hiểu, yêu, tự hào và có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội… của địa phương. Xác định tầm quan trọng của GDĐP đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, đáp ứng nhu cầu của chương trình GDPT 2018, ngày 2/3/2024, Trường Tiểu học Thọ Xuân tổ chức sinh hoạt chuyên đề dạy học GDĐP lớp 2.

         Là một giáo viên say mê với công việc, chuyên môn vững vàng, cô Nguyễn Thị Tuyết  cùng các em học sinh lớp 2B đã có một tiết học GDĐP với bài: Vườn Bách Thảo Hà Nội thực sự thành công, truyền cảm hứng cho đồng nghiệp trong việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực.

Trong tiết học, các em học sinh được cô giáo tổ chức cho rất nhiều hoạt động thú vị như: chơi trò chơi Ghép tranh, tham gia thảo luận nhóm đôi, nhóm 4, các nhóm trình bày sản phẩm bằng cách được đóng vai là phóng viên nhí phỏng vấn các bạn trong lớp bằng 1 số câu hỏi dễ thương liên quan đến bài học Qua tiết học, các em không chỉ được hiểu biết thêm về cảnh đẹp, di tích lịch sử của đất nước mà còn yêu thêm về cảnh đẹp và truyền thống của địa phương mình, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc.

                 Các em học sinh hăng hái tham gia trò chơi Ghép tranh

Học sinh tập làm phóng viên nhí

 

Bên cạnh đó, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức đa lĩnh vực, các kỹ năng mềm, liên tục cho học sinh tiếp cận với thực hành, tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi kinh nghiệm về giáo dục STEM, trường Tiểu học Thọ Xuân cũng đã tổ chức tiết dạy giáo dục STEM cho học sinh khối 3 ; Bài: “Đồng hồ sử dụng số La Mã 

 

Những sản phẩm của các em học sinh lớp 3C và cô giáo Trần Thị Nga (Trường Tiểu học Thọ Xuân) đã phần nào chạm vào mục tiêu của giáo dục STEM là giúp các em hình thành kỹ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu.

Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên môn trong dạy và học, kết nối các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, Công nghệ, Toán….

Ngoài ra, giáo dục STEM còn giúp trang bị cho học sinh những kỹ năng mềm cần thiết cho sự thành công trong công việc sau này như kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện…

Đẩy mạnh mô hình giáo dục STEM trong nhà trường nhằm khơi dậy khả năng sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh là yêu cầu cấp thiết trong năm học 2023-2024 của giáo dục thủ đô.

 

Theo đó, bài học STEM tích hợp các môn học là Mĩ thuật và Toán, với mục tiêu giúp các em tự tay làm ra một chiếc đồng hồ sử dụng số La Mã. Với sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm, các em học sinh đã cùng nhau tự khám phá nhiều kiến thức thú vị về cách đọc, viết số La Mã từ 1 – 20, cách tạo ra một chiếc đồng hồ xinh xắn, dễ thương.

Tiết học đã thực sự trao cho các em cơ hội vận dụng nhiều kĩ năng quan trọng như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng nhận dạng và sắp xếp hình, kĩ năng quan sát và đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu,… để khám phá nhiều kiến thức cần thiết cho mục tiêu làm sản phẩm STEM Đồng hồ sử dụng số La Mã cùng cả nhóm.

Có thể thấy rõ sự hào hứng, chủ động, tự giác trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, đồ dùng,… của các em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, ghi chép về vấn đề và lên ý tưởng thiết kế.

Đồ dùng học tập và các nguyên vật liệu được các em học sinh sử dụng rất linh hoạt, thành thạo để cùng nhau thiết kế sản phẩm Đồng hồ sử dụng số La Mã. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn nhất của tiết học STEM: học sinh được cùng nhau tự tay làm ra sản phẩm để tham gia triển lãm ngay tại lớp.

Các giờ dạy được đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả, thể hiện được sự tích cực, chủ động, linh hoạt của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung dạy học, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài học, đối tượng, phát huy tốt phẩm chất, năng lực học sinh theo tinh thần đổi mới Chương trình GDPT 2018.

Thông qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong dạy học nội dung GDĐP và Bài học Stem lớp 2, 3, các thầy cô giáo đã xác định rõ tầm quan trọng của việc phát huy vai trò tự chủ của giáo viên trong dạy học, biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp, lồng ghép, dạy học theo chủ đề; sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác học liệu điện tử, đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đạt chất lượng, hiệu quả.

 


Tác giả: Trường Tiểu học Thọ Xuân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 61
Tháng 04 : 2.700
Tháng trước : 2.585